Thứ Ba, 28 tháng 12, 2010

[Typeset Tut] Phần A : III/ 1. Sơ lược các font chữ dùng trong truyện tranh

Chú ý : Tất cả những nhận xét cho từng loại font dưới đây đều là ý kiến chủ quan của người viết, các bạn hoàn toàn có thể chấp nhận hoặc phản đối nó, hoặc chỉ đơn thuần lấy nó làm khái niệm ban đầu.

a. Font để edit thoại chính :


Chikarin11906 : Nói đến các font chữ được dùng để type lời thoại truyện tranh phổ biến hiện nay thì phải nói đến các font như :

+ HL Comic 1
+ AnimeAceVN

Bên cạnh đó, cũng có khá nhiều nhóm dịch sử dụng font p2p Wildword (font này được Nguyễn Nghĩa việt hóa từ font Wildword), và các font VNI có bảng mã VNI Windows. Chung quy thì vẫn là tùy sở thích của người edit.

Sau đây là hình ảnh về 2 font HL Comic 1 và AnimAceVN :


* Chú ý: Font HL Comic 1 nên dùng ở dạng IN HOA để trông đẹp hơn (ở hình trên, tớ đang dùng dạng IN HOA đấy XD).

Kou Togima : HL Comic 1 (ở dạng in hoa) có vẻ như là một font khá theo khuôn khổ, xếp chữ trông cũng khá ngay ngắn, nhưng dường như khoảng cách giữa các chữ (ở dạng default) quá xít nhau nên tạo cảm giác không rõ ràng. Trong khi AnimeAceVN dường như có chút gì đó "bè" ra, "thoải mái" và "uốn lượn" hơn một tí, nhưng theo chủ quan tớ, như HL Comic 1, khoảng cách giữa các chữ của AnimeAceVN ở dạng default cũng khá là xít nhau, không đến mức xít như HL Comic 1, nhưng vừa đủ để tạo cảm giác không rõ ràng cho lắm.

Chikarin11906 : Còn đây là font Wildwords, có thể nói đây là font... khá đẹp mà theo ý kiến chủ quan của người viết thì dùng làm thoại chính cho mấy truyện hơi hướng "thần tiên" thì... hợp vô cùng XD.



Kou Togima : Font Wildwords mang lại cho ta cảm giác thoải mái với nét thanh mảnh tự nhiên và rõ ràng. Theo như tớ nhận thấy thì hình như nhà xuất bản cũng đang dùng font này ? Không rõ. Font này, không biết có phải do tớ hiểu biết hạn hẹp không, nhưng quả thật tớ hiếm thấy nhóm dịch Việt Nam mình dùng font này. Tớ thì thấy, đa số nhóm dịch Anh lại dùng font này.

Chikarin11906 : Và, nói nhỏ: *cái này không tốt vì nó phá vỡ nguyên tắc dùng font nhưng đây là sở thích riêng của người viết :))* là khi gặp những lời thoại gây ấn tượng mạnh về cảm xúc của nhân vật, những câu nói bày tỏ cảm xúc hay đại loại là cho tớ cảm giác nó là chuyển biến tâm trạng, tình cảm của nhân vật thì tớ thường đổi font cho khác với thoại chính :P.

Kou Togima : Thật ra việc thay đổi font thoại chính không phải là chuyện hiếm gặp và nó cũng chẳng phá vỡ quy tắc font gì hết nếu như bạn tuân theo quy tắc của Typography (rảnh rỗi thì các bạn cũng nên tìm hiểu thử xem ^__^). Nói thì nói thế, nhưng suy cho cùng sáng tạo là không có giới hạn. Hãy sáng tạo (có chủ đích) chứ đừng phá hoại (lung tung).

b. Font thường dành cho chữ nhỏ ngoài khung :

Chikarin11906 : Font này ở dạng viết thường có vẻ hơi "ngoằn nghoèo, không theo hàng lối" nên cho cảm giác giống như đang viết nhanh kiểu "tốc kí", vì vậy dùng làm chú thích hay thoại ngoài khung (thoại phụ) là khá thích hợp.



Nhưng theo ý kiến của nhiều typersetter khác, Hl Dongian dùng ở dạng IN HOA thì đẹp và dễ nhìn hơn, người viết hiển nhiên đồng ý điều này, nhưng quan điểm bản thân cảm thấy viết thường thì hợp với "thoại phụ" hơn vì những lời thoại này đa phần đều mang nghĩa "ngoài lề câu chuyện", có khi là "mỉa mai, chăm chọc", nếu vậy thì một font cho cảm giác "ẩu, nhanh" sẽ thích hợp. Dĩ nhiên, vẫn là chủ quan :))

Kou Togima : Đúng là font HL Dongian khi không in hoa thì rất thích hợp với những khung thoại ngoài lề thật, nhưng thiết nghĩ, mục đích đầu tiên và có lẽ là chính nhất của các loại font là : để (dễ) đọc. Vì thế, nếu phải chọn giữa dễ đọc và "phong cách" (hay cái gì đó đại loại như "hợp" với nội dung thoại) thì tớ sẽ chọn dễ đọc. Đơn giản là vì, người đọc sẽ không bao giờ cảm thụ được ẩn ý của bạn nếu họ không thể đọc được lời thoại đó trước, điều này rất dễ khiến người ta bực mình.

c.Thoại thường dùng để dẫn chuyện :

Chikarin11906 : Người viết thì thường dùng VNI Disney vì... cái tên nó =)), *đùa thôi*, font Disney cho tớ cảm giác có hơi... *nói sao nhỉ*, chắc là thần thoại, nhìn nó, tự nhiên có cảm giác giống giống trong mấy truyện cổ tích hồi nhỏ đã đọc =)). Nó đây:


Nhưng mà thường font dẫn chuyện nên chọn font này dễ nhìn một chút, "ngay ngắn" một chút, đại loại như VNI Dom hay VNI Briquet v.v...


Nhưng bản thân người viết thấy, font dẫn chuyện thì nên tùy vào tình huống truyện, nếu như đó là mở đầu của một câu chuyện mới hơi hướng thần thoại thì nên dùng font nào cho có cảm giác "cổ xưa". Nếu mở đầu câu chuyện là lời tâm tình của nhân vật, thì nên dựa vào tâm trạng đó mà chọn font. Buồn thì chọn font mảnh một chút, nhẹ nhàng một chút, bực tức thì chọn font nét lớn, to. Nói chung, cái này là tùy mỗi người.

Kou Togima : Tớ thì tớ chỉ không đồng ý với bạn Chi một chỗ : "Nếu mở đầu câu chuyện là lời tâm tình của nhân vật, thì nên dựa vào tâm trạng đó mà chọn font. Buồn thì chọn font mảnh một chút, nhẹ nhàng một chút, bực tức thì chọn font nét lớn, to.", thiết nghĩ, font dẫn chuyện sẽ được sử dụng suốt chiều dài của câu chuyện, nếu chỉ dựa vào phần mở đầu thì cũng không hay lắm. Mà, cũng chẳng có ai đọc hết truyện rồi mới edit cả (và thường thì các truyện đều ở trạng thái ongoing [đó là nói bản tiếng Anh luôn đấy]), vậy nên giống như một phần cô Chi đã nói : Đó là, bạn nên dựa vào bối cảnh, nội dung sơ lược (tóm tắt - summary) của truyện. Có lẽ, phần nào đó nó sẽ giúp được bạn trong việc chọn font.

d.Font edit sfx :

Chikarin11906 : Đã là tiếng động rồi thì rất đa dạng, cái đó tùy thuộc cảm nhận mỗi người, nhưng có một số nguyên tắc mà có lẽ đã trở thành luật "bất thành văn" là:

Tiếng va đập mạnh (rầm, ầm, cốp, bốp v.v...) thì nên dùng mấy font đại loại như: HL ComicBoom, HL Slapstic Comic, HL Vungchac, VNI Jamai... Đó đều là các font có nét lớn, đậm. Dù không dùng các font này, theo tớ thì mọi người cũng nên chọn font nào có đặc điểm giống vậy XD.

Tiếng gió thổi: Nên dùng các font nét mảnh. Vì gió là sự chuyển động, nên dùng font nào nghiêng ngả một chút (HL Scriptina chẳng hạn)

Và một số tiếng động khác nữa đều trên nguyên tắc, font làm sao dễ dàng mô tả được tiếng động nhất.

Kou Togima : Thật ra, cũng có khi "Bốp" là SFX cho một động tát đánh phạt qua, nó thiên về tốc độ hơn là âm thanh, vậy nên, các bạn có thể chọn các loại font Thư Pháp. Ngoài ra, các SFX miêu tả lửa ("Phừng",v.v...) dùng các loại font Thư Pháp này cũng rất hợp. Với SFX của gió ("Vùùùù",v.v...) cũng  không nhất thiết phải là những font nét mảnh, mà cũng có thể là những font nét đậm lại vừa có nét uyển chuyển như của Thư Pháp để biểu diễn ngọn gió thổi mạnh. (Aiz... Càng nói càng giống như tớ bị lậm loại font Thư Pháp nhỉ ? Y_Y)

e. Một số font khác :

Chikarin11906 : Khi typerset, typersetter có thể sẽ gặp những thoại chính nhưng không phải là một câu nói bình thường mà là kiểu: la hét, rầm, rú v.v... Mấy loại này thì nguyên tắc dùng font cũng gần như tiếng va đập mạnh, tức là nét lớn và đậm mà ở đây, người viết thường sử dụng font HL ComicBoom (bình thường, tớ sử dụng font này cho mấy tiếng la hét, chứ mấy tiếng động thì thường dùng font cho "cảm giác mạnh" ở bảng mã VNI như VNI Jamai ấy XD). Nói chung, typersetter toàn quyền tùy biến XD.

Kou Togima : Ngoài ra, nếu bạn thấy HL ComicBoom hơi bị... "mất thẩm mỹ" và chỉ muốn dùng nó cho những trường hợp đặc biệt thì các bạn có thể vừa in nghiêng, vừa in đậm text để nhấn mạnh câu nói.

7 nhận xét:

  1. Cảm ơn về bài viết nha <3

    Trả lờiXóa
  2. Cho mình hỏi HL Anime Ace thì dùng bảng mã gì thế ?

    Trả lờiXóa
  3. Cho mình hỏi HL Anime Ace thì dùng bảng mã gì thế ?

    Trả lờiXóa
  4. cho mình xin link tải font MTO HLCOMIC với HL Anime Ace được không

    Trả lờiXóa