Thứ Bảy, 1 tháng 1, 2011

[Typeset Tut] Phần A : IV/ Layer Style & Blending Options.

5. Drop Shadow & Inner Shadow.
6. Outer Glow & Inner Glow.

-----------------

(chỉ đọc phần tut này sau khi đã đọc xong các bàn tut dẫn link trên)

a. Bây giờ ta hãy tìm hiểu Blending Options.


Để sử dụng Blending Options, đầu tiên, bạn phải type text vào trước. Sau đó, click chuột phải vào layer text (tốt nhất là nên click chuột phải vào kí hiệu  của layer text đó) rồi chọn Blending Options... :



Nó sẽ hiện ra hộp thoại Layer Style này :



Nếu vì bất kì lý do nào đó mà hộp thoại Layer Style không hiện ra như trên (chẳng hạn như bạn đang chỉnh Stroke mà muốn chuyển sang Blending Options ngay tức khắc) thì các bạn cứ nhấp chuột trái vào Blending Options trong vùng tớ khoanh đỏ ở hình trên.

1. Blend Mode : là chế độ hòa trộn các layer. Dù rất muốn nhưng ngay cả tớ cũng không nắm được bản chất của Blend Mode, chỉ là đơn thuần lờ mờ nhận ra sự khác biệt giữa các trường hợp theo bản năng mà thôi. Dù sao thì phần này không hay được dùng trong việc Typeset cho lắm, bình thường các bạn cứ chọn chế độ Normal, nếu rảnh thì tự mày mò lấy mấy cái còn lại càng hay. Ngoài ra, các bạn có thể xem thêm phần này tại HocPS.wordpress.com :)


2. Opacity : Trị số mặc định và cũng là giá trị lớn nhất là 100%, khi nhập những trị số nhỏ hơn 100% thì cả layer text được chọn sẽ được trong suốt hóa đi ở mức độ theo trị số mà bạn nhập vào.

3. Fill Opacity : Trị số mặc định và cũng là giá trị lớn nhất là 100%khi nhập những trị số nhỏ hơn 100% thì thì chỉ phần text của layer text (không ảnh hưởng gì đến phần Effects như Stroke, Pattern Overlay,v.v...) được chọn sẽ được trong suốt hóa đi ở mức độ theo trị số mà bạn nhập vào.


4. Channel : Tớ gần như không bao giờ đụng đến mấy phần này nên cũng không rõ. Theo kinh nghiệm bản thân thì nếu bạn bỏ chọn R chẳng hạn thì màu đỏ (Red) sẽ hòa trộn với màu đã được chọn trên thanh công cụ Type Tool của bạn cho ra màu mới ở layer text, tương tự như thế với G (Green) và B (Blue). Thêm một VD nữa : Nếu bạn bỏ chọn cả R lẫn G thì màu đỏ và màu xanh lục sẽ hòa trộn cùng lúc với màu đã được chọn trên thanh công cụ Type Tool của bạn cho ra màu mới ở layer text.


Những phần khác miễn bàn vì tớ... không biết !


b. Sau khi bạn tùy chỉnh Layer Style một hồi hẳn nhiên sẽ cho ra những style mà bạn rất thích và bạn muốn lưu nó lại (hoặc là để dùng nhanh cho lâu dài về sau chỉ với một cú click chuột), vậy phải làm gì bây giờ ? Rất đơn giản.


Bấm vào nút New Style... ở vùng khoanh màu đỏ trên hình, ta được :


Ở phần Name ta đặt tên Style tùy ý.

- Include Layer Effects : Nếu chọn phần này thì Style mới được tạo ra sẽ lưu lại toàn bộ các điều chỉnh Layer Effects như Drop Shadow, Gradient Overlay, Color Overlay,v.v....

- Include Layer Blending Options : Nếu chọn phần này Style mới được tạo ra sẽ lưu lại toàn bộ các điều chỉnh phần Blending Options (phần này đã giới thiệu ở đầu bài viết này).

Xong rồi thì nhấn OK.

Ta tìm Style mới tạo ở phần đánh số 5 (ở sát bên phải trên) :




c. Các ứng dụng riêng lẻ từng Layer Effects & kết hợp các Layer Effects & Blending Option lại với nhau :


Color Overlay : Thường thì khi typeset manga, người ta chỉ sử dụng ba loại màu chính : trắng, đen và màu suy nghĩ nhân vật (thường là #666, cái này còn tùy leader). Mà chả ai rảnh ngồi chỉnh màu trên thanh công cụ Type Tool một cách thủ công cho riêng layer text cả, thế mất công lắm a. ~ Và Color Overlay cuối cùng cũng đã có đất diễn với Opacity là 100% nhé ! VD :


- Color Overlay & Stroke : Dường như cặp đôi kiểu : Text màu đen đi với viền trắng, text màu trắng đi với viền đen,v.v... là những thứ gì đó... gần như là "hiển nhiên" đối với các typesetter nhà ta (hoặc là ít nhứt với tớ !_!). Cái này thì chắc không cần nói nhiều các bạn cũng biết làm rồi nhỉ ?

- Dùng Blending Options để tạo text trong suốt : Thật ra tớ giới thiệu Blending Options với các bạn chính là vì tính năng này của nó. Như đã nói, với Fill Opacity với thông số 0%, Blending Options có thể làm trong suốt text hoàn toàn và có thể kết hợp với :

+ Stroke :





v.v...

- Nhiều đường viền cho text với Stroke, Drop Shadow & Outer Glow :


Các thông số :




Điểm chủ chốt để tạo nên được hiệu ứng trên chính là phần Size của cả ba loại layer effects, Spread của Drop Shadow  Outer Glow, đặc biệt là Distance của Drop Shadow.

Tớ chỉ có thể tóm gọn một câu cho phần này là : Không có giới hạn nào cho thứ gọi là "sáng tạo". :D

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét